Di truyền học Gen PORCN

  • Ít nhất 29 đột biến của gen PORCN đã được tìm thấy gây ra hội chứng giảm sản biểu bì khu trú. Những đột biến này có thể làm thay đổi cấu trúc của protein, dẫn đến việc tạo ra một protein ngắn bất thường hoặc là đột biến mất (xóa) toàn bộ gen PORCN. Do đó, các đột biến này dẫn đến việc không có bất kỳ protein PORCN có chức năng sinh học. Bởi vậy, prôtêin WNT không thể được giải phóng khỏi tế bào, nên không thể tham gia vào các con đường truyền tín hiệu hóa học rất quan trọng cho sự phát triển bình thường của phôi thai.[3] Nhờ phát hiện này, mọi đột biếntrong gen PORCN đều được biểu hiện ra kiểu hình (gây bệnh), nên gen đột biến là gen trội so với gen bình thường là gen lặn.
  • Do gen đột biến là trội, định vị trên nhiễm sắc thể giới tính X, nên hội chứng do gen đột biến này gây ra kế thừa theo phương thức di truyền gen trội liên kết X.
  • Sơ đồ di truyền:

+ Khi mẹ bị bệnh mà bố không bị, thì có hai trường hợp (kí hiệu P là alen đột biến trội, p là alen lặn không gây bệnh).

  1. Mẹ là thể đồng hợp sẽ sinh ra tất cả các con bị bệnh: Mẹ bệnh (XPXP) × Bố lành (XpY) → Con gái bệnh (XPXp) + Con trai bệnh (XPY).
  2. Mẹ là thể dị hợp sẽ có thể sinh các con với tần số: 1/2 số con gái bị bệnh (1/2 lành) + 1/2 số con trai bệnh (1/2 lành):

Mẹ bệnh (XPXp) × Bố lành (XpY) → Con gái bệnh (XPXp) + Con gái lành (XPXp) + Con trai bệnh (XPY) + Con trai lành (XpY).

+ Khi mẹ lành mà bố bị bệnh, thì tấ cả con trai đều lành, nhưng tất cả con gái bệnh, vì con gái nhận alen trội từ nhiễm sắc thể X của còn con trai chỉ nhận nhiễm sắc thể Y từ bố: Mẹ XpXp × Bố XPY → XPXp + XpY.

Tuy nhiên, đó chỉ là sơ đồ chung, trong thực tế có tới 29 kiểu đột biến khác nhau ở gen này, nên biểu hiện cũng khác nhau và triệu chứng cũng rất đa dạng.